Công nghệ và cấu tạo máy lọc không khí hiện đại

Thứ 6, 31/05/2024

Diệu Thùy

547

Thứ 6, 31/05/2024

Diệu Thùy

547

Máy lọc không khí trở thành một giải pháp hiệu quả giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà, văn phòng và các không gian kín khác. Tuy nhiên, để lựa chọn và sử dụng máy lọc không khí một cách hiệu quả, việc hiểu rõ cấu tạo của nó là điều cần thiết. Gia dụng EUS sẽ giúp bạn khám phá chi tiết về cấu tạo máy lọc không khí và cách thức máy hoạt động như thế nào.

Cấu tạo máy lọc không khí

 

1. Cấu tạo máy lọc không khí

1.1. Khung Máy Lọc Không Khí

  • Khung máy lọc không khí thường được làm từ các chất liệu như nhựa ABS, kim loại hoặc hợp kim nhôm, đảm bảo độ bền cao và khả năng chịu lực tốt. 
  • Thiết kế vỏ máy không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn có chức năng bảo vệ các bộ phận bên trong khỏi các tác động bên ngoài như bụi bẩn, va đập hay sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm. 
  • Nên khi tìm hiểu mua máy lọc không khí bạn cần quan tâm đến : Chất lượng và kiểu dáng khung máy để phù hợp với không gian căn phòng và đảm bảo chất lượng sử dụng máy tốt. 

cấu tạo máy lọc không khí

1.2. Động cơ

Động cơ trong máy lọc không khí bao gồm quạt hút và quạt đẩy, đóng vai trò quan trọng trong việc lưu thông không khí. Quạt hút có nhiệm vụ hút không khí từ môi trường xung quanh vào trong máy. Sau khi không khí được lọc sạch qua các bộ lọc, quạt đẩy sẽ thải không khí sạch ra ngoài. Quá trình này tạo ra luồng không khí liên tục, giúp duy trì chất lượng không khí trong không gian sử dụng.
Cấu tạo máy lọc không khí
Động cơ máy lọc không khí

Hiện nay trên thị trường các dòng máy lọc không khí hiện đại, cao cấp thường sử dụng động cơ không chổi than BLDC.

Động cơ BLDC là loại động cơ điện không chổi than, nổi bật với hiệu suất cao, độ bền lâu và hoạt động êm ái. Động cơ BLDC trong máy lọc không khí giúp giảm thiểu ma sát, tăng tuổi thọ và giảm tiếng ồn so với động cơ truyền thống. Ngoài ra, động cơ này còn tiết kiệm năng lượng và cho phép điều chỉnh tốc độ quạt linh hoạt, tối ưu hóa hiệu quả lọc không khí. 

1.3. Màng lọc 

Các hệ thống lọc khác nhau có thể sử dụng các màng lọc khác nhau như lọc HEPA (High Efficiency Particulate Air), lọc than hoạt tính, cảm biến thông minh để tự động điều chỉnh quá trình lọc, và nhiều công nghệ khác nữa. 

  • Màng lọc thô: Bộ lọc này có chức năng loại bỏ các hạt bụi lớn, lông thú, phấn hoa và các chất ô nhiễm kích thước lớn khác. Nhờ vậy, nó giúp bảo vệ các bộ lọc phía sau khỏi bị tắc nghẽn và kéo dài tuổi thọ của máy.
  • Màng lọc HEPA: Bộ lọc HEPA (High Efficiency Particulate Air) là thành phần quan trọng nhất trong các máy lọc không khí hiện đại. Với khả năng lọc đến 99.97% các hạt bụi mịn có kích thước 0.3 micromet, bộ lọc HEPA giúp loại bỏ hầu hết các loại bụi mịn, vi khuẩn, virus và các chất gây dị ứng trong không khí.
  • Màng lọc than hoạt tính: Bộ lọc than hoạt tính có khả năng hấp thụ mạnh mẽ các chất khí độc hại, mùi hôi, khói thuốc lá, VOCs (các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi) và các chất hóa học khác. 
  • Màng lọc Nano bạc: Màng lọc Nano bạc được áp dụng phổ biến trong các hệ thống lọc không khí trong y tế là một công nghệ lọc hiện đại, có khả năng diệt khuẩn, khử mùi và loại bỏ các chất gây dị ứng hiệu quả. Nano bạc được biết đến với tính kháng khuẩn mạnh mẽ, khi tiếp xúc với vi khuẩn và virus, các hạt nano bạc sẽ phá hủy màng tế bào của chúng, ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt chúng hoàn toàn. 
  • Màng lọc Formaldehyde: Ở màng lọc này, các hóa chất độc hại dễ gây lên các bệnh về phổi, ung thư sẽ được lọc hiệu quả.
cấu tạo máy lọc không khí
Quá trình lọc không khí qua các lớp lọc
 
Màng lọc 3 lớp: Màng lọc thô - Nano bạc - HEPA

Tìm hiểu: Bảng giá màng lọc của máy lọc không khí ULTTY

1.4. Công nghệ lọc không khí, khử khuẩn khác (nếu có)

Ngoài các bộ lọc chính, một số máy lọc không khí hiện đại hiện nay còn được trang bị thêm các bộ lọc đặc biệt như công nghệ Plasmacluster ion, công nghệ ion, tia UVC,...

  • Công nghệ ion âm phát ra các ion âm giúp kết tụ các hạt bụi nhỏ thành hạt lớn hơn để dễ dàng lọc bỏ.
  • Tia UVC sử dụng tia cực tím để diệt khuẩn, nấm mốc và virus, tăng cường hiệu quả làm sạch không khí.

cấu tạo máy lọc không khí

Máy lọc không khí tia UVC 

  • Công nghệ khử trùng không khí Plasmacluster Ion là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới về việc sử dụng ion trái dấu để xử lý nấm mốc, vi rút, vi khuẩn lơ lửng trong không khí. Với công nghệ cao cấp này, làm cho các chất độc hại dưới dạng khí, hay vi rút, nấm mốc bị phân rã ra thành hơi nước và thoát đi. Mang lại một bầu không khí trong sạch, không mùi hôi, không nấm mốc, không vi rút, vi khuẩn.

cấu tạo máy lọc không khí

Máy lọc không khí công nghệ Plasma ion

1.5. Hệ thống cảm biến

Hệ thống cảm biến trong máy lọc không khí giúp máy hoạt động tự động và hiệu quả hơn. Cảm biến bụi có khả năng phát hiện nồng độ bụi trong không khí. Khi nồng độ bụi vượt quá mức cho phép, máy lọc không khí sẽ tự động điều chỉnh tốc độ quạt để tăng cường khả năng lọc bụi.

1.6. Bộ điều khiển và hiển thị

Máy lọc không khí hiện đại thường được trang bị bảng điều khiển và màn hình hiển thị thông tin. Bảng điều khiển giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh các chế độ hoạt động, tốc độ quạt, hẹn giờ và các chức năng khác. Màn hình hiển thị cung cấp thông tin về chất lượng không khí, trạng thái của các bộ lọc, độ ẩm và nhiệt độ.

cấu tạo máy lọc không khí
Hệ thống cảm biến, hiển thị chất lượng không khí và điều khiển của máy lọc không khí Ultty BB

2. Nguyên lý của máy lọc không khí

Máy lọc không khí hoạt động theo nguyên lý tuần hoàn không khí. Quạt hút sẽ hút không khí từ môi trường xung quanh vào máy. Không khí sau đó đi qua các bộ lọc để loại bỏ các hạt bụi, vi khuẩn, virus và các chất ô nhiễm khác. Sau khi được lọc sạch, không khí được quạt đẩy ra ngoài, tạo ra một luồng không khí sạch liên tục. Quá trình này diễn ra liên tục, đảm bảo rằng không khí trong không gian sử dụng luôn được lọc sạch.

3. Lợi ích của việc hiểu rõ cấu tạo máy lọc không khí

3.1. Dễ dàng chọn máy lọc không khí phù hợp

Hiểu rõ cấu tạo của máy lọc không khí giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu và không gian sử dụng của mình. Bạn có thể đánh giá được hiệu suất lọc, tính năng và công nghệ của các loại máy khác nhau, từ đó đưa ra quyết định mua sắm thông minh.

3.2. Hiểu rõ cách vệ sinh, bảo dưỡng máy lọc không khí

Việc nắm vững cấu tạo của máy lọc không khí cũng giúp bạn hiểu rõ cách bảo trì và vệ sinh máy một cách hiệu quả. Biết được vị trí và chức năng của từng bộ phận, bạn có thể dễ dàng tháo lắp, vệ sinh và thay thế các bộ lọc định kỳ, đảm bảo máy luôn hoạt động tốt và kéo dài tuổi thọ.

3.3. Nắm bắt được công nghệ, tính năng các loại máy lọc không khí

Công nghệ và tính năng của máy lọc không khí ngày càng đa dạng và hiện đại. Việc hiểu rõ cấu tạo máy giúp bạn nắm bắt được các công nghệ tiên tiến như lọc HEPA, lọc than hoạt tính, cảm biến thông minh, điều khiển từ xa qua ứng dụng điện thoại và các tính năng khác. Điều này không chỉ giúp bạn chọn được sản phẩm tốt nhất mà còn tận dụng tối đa các tiện ích mà máy lọc không khí mang lại.

Kết luận

Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cấu tạo máy lọc không khí từ đó giúp bạn có thể dễ dàng chọn lựa những máy lọc không khí thích hợp cho gia đình. 

Tìm hiểu thêm:

5 điều cần lưu ý khi lựa chọn máy lọc không khí cho phòng khách

 

Chia sẻ:

Được viết bởi
Đăng ký để nhận những thông tin mới nhất từ EUS Việt Nam
Hãy Để Lại Số Điện Thoại Của Bạn Để Được Tư Vấn