Thứ 5, 09/05/2024
Diệu Thùy
829
Thứ 5, 09/05/2024
Diệu Thùy
829
Trong hàng loạt các giải pháp làm mát hiện nay, quạt không cánh đang nổi lên như một giải pháp tiết kiệm năng lượng, tiện ích và hiệu quả.
Nhưng bạn đã bao giờ tự hỏi, nguyên lý quạt không cánh như thế nào?
Hiểu biết về nguyên lý quạt không cánh, không chỉ giúp bạn sử dụng sản phẩm hiệu quả hơn mà còn giúp bạn bảo dưỡng và lựa chọn sản phẩm phù hợp nhất cho nhu cầu của mình. Gia dụng EUS sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc, nguyên lý hoạt động cũng như các ưu điểm của quạt không cánh.
Ý tưởng của quạt không cánh được đưa ra từ năm 1981 bởi Toshiba. Nhưng cho đến năm 2009, công ty Dyson mới chính thức giới thiệu quạt không cánh ra thị trường. Đây là kết quả của nhiều năm nghiên cứu và phát triển của James Dyson và đội ngũ kỹ sư của ông. Từ đó, công nghệ quạt không cánh đã được cải tiến và phát triển rộng rãi, với nhiều hãng sản xuất khác cũng tham gia vào thị trường này.
Quạt không cánh được cấu tạo từ ba thành phần chính: đế quạt, khe hút gió và khe thoát gió.
- Đế Quạt: Chứa motor và hệ thống hút không khí. Đây là phần quan trọng nhất của quạt không cánh, nơi không khí được hút vào và tăng tốc.
- Khe Hút Gió: Vị trí mà không khí từ môi trường xung quanh được hút vào trong quạt.
- Khe Thoát Gió: Nơi không khí đã được tăng tốc được đẩy ra ngoài, tạo thành luồng khí mát.
Với việc loại bỏ cánh quạt truyền thống, quạt không cánh tối giản, hiện đại và tinh tế hơn. Thiết kế của nó trở nên an toàn hơn, đặc biệt là với trẻ em và thú cưng. Ngoài ra, vẻ ngoài của quạt không cánh cũng rất thẩm mỹ, phù hợp với nhiều phong cách nội thất khác nhau.
Trước khi chúng ta đi sâu vào nguyên lý quạt không cánh, hãy đặt câu hỏi này: liệu có thể có một thiết bị làm mát mà không cần đến cánh quạt? Bí mật đằng sau sự kỳ diệu này chính là hiệu ứng Coanda.
Thay vì sử dụng cánh quạt truyền thống, quạt không cánh tận dụng nguyên lý này để tạo ra dòng không khí mạnh mẽ thông qua một bề mặt cong ẩn bên trong thiết bị. Khi không khí chảy qua bề mặt cong này, hiệu ứng Coandă tạo ra một áp suất thấp, kéo theo không khí xung quanh và tạo ra một luồng không khí mát mẻ mà không cần sử dụng cánh quạt truyền thống. Điều này không chỉ giúp làm giảm nhiệt độ mà còn mang lại một cảm giác thoải mái và sảng khoái mỗi khi bạn hít thở.
Biểu đồ miêu tả tính chất cơ học của hiệu ứng Coanda
Tìm hiểu thêm: Hiệu ứng Coanda
Động cơ không chổi than thường được sử dụng trong quạt không cánh để tạo ra dòng không khí mạnh mẽ và liên tục thông qua nguyên lý hiệu ứng Coanda.
Động cơ không chổi than hoạt động bằng cách sử dụng nguyên lý từ trường từ để tạo ra chuyển động quay. Trong một quạt không cánh, động cơ này thường được đặt ở phía dưới mặt cong của quạt. Khi động cơ hoạt động, nó tạo ra một lực từ trường từ, tác động lên một rotor (trục quay) trong quạt. Quá trình này tạo ra chuyển động quay cho rotor.
Rotor khi quay tạo ra một dòng không khí mạnh mẽ xung quanh mặt cong của quạt. Bề mặt cong này được thiết kế để tận dụng hiệu ứng Coanda, làm cho không khí bị hút vào và đẩy ra một cách liên tục, tạo ra một luồng không khí mát mẻ lan tỏa trong không gian xung quanh.
Điều này cho phép quạt không cánh hoạt động mạnh mẽ, êm dịu và tiết kiệm năng lượng, đồng thời mang lại sự thoải mái và tiện nghi cho người sử dụng.
Như vậy, dựa theo nguyên lý của quạt không cánh có thể trả lời cho câu hỏi "Quạt không cánh có mát không?". Quạt không cánh có ưu điểm tạo ra được làn gió mát tự nhiên, đều đặn. Gió của quạt không cánh không cần phải có tốc độ cao, lưu lượng gió nhiều như quạt có cánh, mà nó sẽ mát dịu, tạo gió có nhiệt độ thấp hơn so với nhiệt độ không khí, không tỏa ra gió khô nóng như quạt có cánh truyền thống.
- Hiệu Suất Vượt Trội: Dựa theo nguyên lý quạt không cánh, gió thổi ra từ quạt không cánh thường giảm từ 2-3 độ so với nhiệt độ đầu vào, gió mát tự nhiên, an toàn và luồng gió đều.
- Tiết Kiệm Năng Lượng: Với công nghệ tiên tiến, quạt không cánh thường tiết kiệm năng lượng hơn, giúp giảm hóa đơn điện trong dài hạn.
- Kiểu dáng hiện đại, thẩm mỹ: Một trong những yếu tố quan trọng giúp quạt không cánh nổi bật là thiết kế tinh tế và cấu trúc đẳng cấp.
- Thiết kế an toàn, dễ dàng vệ sinh: Với cấu tạo giấu cánh quạt vào bên trong thân máy, quạt không cánh trở nên an toàn hơn, dễ dàng vệ sinh hơn, đặc biệt thích hợp với gia đình có trẻ nhỏ.
- Giá Cả: Quạt không cánh thường có giá thành cao hơn so với quạt có cánh, điều này có thể là một yếu tố quan trọng đối với một số người tiêu dùng.
- Tiếng ồn: Theo nhà sản xuất quảng cáo, quạt không cánh sẽ hoạt động êm ái hơn quạt có cánh, nhưng đó là sự êm ái đến từ động cơ bên trong. Qủa thật quạt không cánh sẽ không tạo ra tiếng động cơ hoạt động nhưng tiếng ồn từ việc dồn khí, va chạm khí từ quạt tạo ra tiếng gió lớn.
Nếu bạn đang tìm kiếm một sản phẩm quạt không cánh đáng tin cậy, hãy cân nhắc các thương hiệu uy tín và chất lượng sau:
DYSON: Là thương hiệu tiên phong cho ngành sản xuất quạt không cánh, với nhiều năm kinh nghiệm, DYSON đã trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong ngành công nghiệp này.
Gía thành: 7.500.000 - 15.000.000
XIAOMI: Là một thương hiệu đến từ Trung Quốc, vốn nổi tiếng với các sản phẩm công nghệ điện tử giá thành rẻ. XIAOMI cho ra mắt tại Việt Nam một số dòng quạt không cánh giá thành phải chăng.
Gía thành: 1.000.000 - 5.800.000
U ULTTY: Là thương hiệu đến từ Pháp, gây dựng được danh tiếng từ những dòng quạt không cánh, lọc không khí chuyên dụng. Quạt không cánh của U ULTTY gây ấn tượng bởi nhiều kiểu dáng độc đáo, sang trọng, nhiều tính năng cao cấp.
Gía thành: 1.500.000 - 8.500.000
Mua tại Đây
Mời quý khách tham khảo tất cả các chính sách của EUS : Link
Chia sẻ: